Bên cạnh yếu tố visual novel khá hấp dẫn và lôi cuốn về mặt nội dung, một điểm nhấn khác của Root Letter: Last Answer là trò chơi hướng đến yếu tố tương tác khá nhiều, mang chút cảm giác giống như những tựa game point and click cùng với một vài yếu tố khác cho mục đích này. Phần lớn ý tưởng trong đó đều mang đến cảm giác mới mẻ cho trải nghiệm visual novel vốn từ trước đến nay chỉ thiên về đọc chữ và tùy vào ý đồ của nhà phát triển mà có thể là ngắm nữa. Dù vậy, không phải ý tưởng tương tác nào cũng hấp dẫn trong trải nghiệm. Một trong số điểm trừ đó là tương tác thông qua tùy chọn Check.
Check cho phép người chơi tương tác với khung cảnh của địa điểm để tìm kiếm thông tin. Ý tưởng này nghe có vẻ thú vị về mặt lý thuyết, nhưng kỳ thực đôi lúc khiến tôi vô cùng ức chế vì giống như đi dò pixel trên màn hình vậy
download go88.club . Một số địa điểm đòi hỏi người chơi phải tương tác đôi lần ở một vị trí nhất định để “mở khóa” cho tình tiết mới diễn ra, đơn cử như phân đoạn tìm gặp nhân vật Misaki. Sau hơn 15 phút loay hoay thử mọi ý tưởng với hy vọng giải quyết vấn đề, nhưng tôi vẫn không tài nào qua được. Ban đầu, tôi thậm chí còn tưởng game bị lỗi ở đoạn đó vì đã “check” rất kỹ mọi điểm tương tác trên màn hình.
Vậy mà, trò chơi lại bất ngờ chuyển sang tình tiết mới sau khi tôi bực tức nhấn liên tục loạn xạ vào một điểm tương tác trước khi quyết định chơi lại từ đầu. Tuy nhiên, ở thời điểm này tôi vẫn chưa hình dung ra lý do tại sao lại có thể qua được đoạn “bế tắc” nói trên, đến khi một phân đoạn tương tự ở một địa điểm mới với nhân vật Omori, vấn đề mới thông suốt. Đây có vẻ là lỗi game chứ không phải tính năng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm của người chơi. Thậm chí, ban đầu tôi còn nghĩ đó là do trải nghiệm bản Nintendo Switch ở chế độ handheld màn hình quá nhỏ, nhưng khi gắn máy vào dock thì tình hình vẫn không thay đổi.
Tất nhiên, yếu tố tương tác không chỉ dừng lại ở “tìm pixel” nói trên mà còn có MAX Mode giống như một kiểu QTE đơn giản. Trong đó, người chơi phải bấm vào lựa chọn tương ứng cho mục đích tương tác với nhân vật. Tuy nhiên, các phân đoạn QTE này thường diễn ra quá nhanh khiến tôi không đọc kịp những dòng chữ dài trên đó trước khi quyết định bấm, khá là phiền hà. Dù vậy, Root Letter: Last Answer không đặt nặng yếu tố trừng phạt nên khi chọn sai, bạn có thể chọn lại bao nhiêu lần cũng được. Đây là thiết kế rất đáng khen ngợi mà lần đầu tiên tôi thấy có game visual novel áp dụng vào trải nghiệm để thuận tiện trải nghiệm hơn.
Xem thêm:
https://gamego88.forumotion.com/t83-game-habroxia-shoot-em-casual
Thú vị nhất là những phân đoạn Investigation có lẽ lấy cảm hứng từ lối chơi “phiên tòa công lý” của series Phoenix Wright: Ace Attorney. Người chơi sẽ phải tìm vật chứng hoặc đưa ra câu hỏi phù hợp để chứng minh một điều gì đó cho mục đích khai thác thông tin, mang đến cảm giác khá mới mẻ và hấp dẫn trong trải nghiệm visual novel so với các tựa game cùng thể loại khác trên thị trường. Tuy nhiên, lựa chọn sai trong cả sáu lượt mà trò chơi đưa ra cũng không đưa bạn về màn hình game over như minigame Fantasize trong Kotodama: The 7 Mysteries of Fujisawa. Trò chơi chỉ bắt người chơi phải thực hiện lại từ đầu như QTE nói trên.
Sau cuối, Root Letter: Last Answer mang đến một trải nghiệm visual novel khá hấp dẫn ở câu chuyện kể và pha trộn nhiều yếu tố gameplay khác, mang đến tương tác nhiều hơn chứ không chỉ đơn thuần đọc chữ như thường thấy. Đặc biệt, thiết kế Think khá thú vị khi hoạt động như một tính năng gợi ý những lúc bạn không biết phải làm gì tiếp theo, cũng vừa là hành động tương tác trong một số tình huống trải nghiệm để thúc đẩy tình tiết nội dung tiến triển. Với nhiều điểm cộng đáng chú ý và giá trị chơi lại cao do có nhiều kết thúc khác nhau tùy vào lựa chọn của người chơi, thật khó để những ai yêu thích visual novel có thể bỏ qua cái tên đáng chú ý này.
Trang chủ:
https://go88.mobi