Fear Effect Sedna tuy chưa tạo được sự hào hứng và thu hút đối với fan ruột của series game này, nhưng nó cho thấy nhà phát triển thật sự biết cách tận dụng những tài nguyên có sẵn cho một tựa game mới. Từ cái không khí của trò chơi, phong cách đồ họa và xây dựng các nhân vật cũng đã đủ minh chứng cho điều đó. Đáng tiếc là Fear Effect Sedna vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết, mà trong đó phần lớn tôi nghĩ là do kinh phí phát triển khá hạn chế để trò chơi có thể trau chuốt nhiều hơn. Hy vọng phiên bản làm lại Fear Effect với tựa mới Fear Effect: Reinvented sẽ mang đến kết quả tốt hơn. Nếu yêu thích những tựa game kinh điển luôn có vấn đề này hay vấn đề khác do hạn chế phần cứng và cảm giác hoài cổ đầy ma lực, thì đây vẫn là một tựa game đáng chú ý, nhưng chỉ dừng ở đó thôi.
Nếu bạn từng trải nghiệm series game Fear Effect thời PlayStation thì hẳn vẫn còn nhớ cái cảm giác đầy hoài niệm của trò chơi và hàng loạt vấn đề thiết kế ở thời điểm đó. Mặc dù cả hai tựa game Fear Effect trong series đều xây dựng nên một thế giới thú vị, câu chuyện hấp dẫn và phong cách đồ họa độc đáo rất riêng, nhưng chính những vấn đề trong thiết kế hệ thống chiến đấu và điều khiển, cũng như hạn chế phần cứng khiến việc loading rất lâu đã hủy hoại danh danh tiếng của series trong mắt nhiều người chơi khó tính. Và đó chính là những gì mà Fear Effect Sedna cố gắng vượt qua.
Về cơ bản, Fear Effect Sedna loại bỏ đi những vấn đề cũ của trò chơi, chỉ giữ lại các nhân vật cũ, không khí quen thuộc của trò chơi và cả bối cảnh. Nếu chỉ nhìn ở những khía cạnh này thì có thể nói nhà phát triển đã khá thành công khi đem lại gameplay có nhiều cải tiến hơn, loại bỏ những vấn đề tồn đọng cũ từng gây nên nhiều rắc rối cho người chơi. Tuy nhiên, khắc phục vấn đề này thì lại phát sinh vấn đề mới, hay nói một cách khác là trò chơi vẫn có những vấn đề đáng bàn trong những khía cạnh khác.
Một trong những vấn đề đó nằm ở phần lồng tiếng. Fear Effect Sedna nối tiếp 4 năm sau khi kết thúc game Fear Effect, khi này Hana và Rain đã cùng “tình thương mến thương” bên nhau và kiếm sống bằng những hợp đồng làm thuê đặc biệt. Phải nói là cảm giác ban đầu rất tốt, vì kỳ thực trò chơi đã kiến tạo nên mọi thứ rất quen thuộc, từ cảm giác, cái nhìn cho tới cả không khí của những tựa game Fear Effect trong quá khứ. Mọi thứ chỉ sụp đổ khi lần đầu tiên tôi nghe các nhân vật trò chuyện với nhau bằng những giọng điệu khá nhạt nhẽo và vô cảm, không thể hiện được rõ nét cảm xúc của nhân vật trong ngữ cảnh. Nói thoại mà nghe cứ như học sinh cầm tập lên bảng trả bài cho thầy cô vậy.
Vấn đề thứ hai nằm ở hệ thống chiến đấu của trò chơi gây nhiều nhầm lẫn, nhưng đáng kể nhất phải nói đến góc nhìn chéo từ trên xuống gây nhiều khó khăn trong việc trải nghiệm, nhất là một số phân đoạn giải đố và khi di chuyển giữa màn chơi. Mặc dù Fear Effect Sedna có tính năng “tạm dừng để tính toán chiến thuật”, nhưng trong suốt quá trình trải nghiệm thì tôi hoàn toàn không sử dụng đến tính năng này. Nó là một tính năng thừa thải khi hệ thống chiến đấu của trò chơi được xây dựng theo thời gian thật, khuyến khích lối chơi bắn nhanh rút gọn hơn là vận dụng chiến thuật. Chính cách thức vận hành hệ thống chiến đấu khá buồn cười đã dẫn tới tình huống trớ trêu này của trò chơi.
Trò chơi cho phép bạn thực hiện hành động lén lút bằng cách chuyển sang chế độ chiến thuật để có thể theo dõi tầm nhìn của kẻ thù và len lỏi qua đó. Thế nhưng, thay vì khuyến khích người chơi đi theo lối trải nghiệm này, thì Fear Effect Sedna lại cho rất nhiều máu suốt dọc màn chơi để bạn làm rambo hơn. Chưa kể, bất kỳ một phân đoạn hành động lén lút sai lầm nào cũng dẫn đến kẻ thù kéo băng đảng túa ra bắn loạn xạ, và các nhân vật của người chơi không do bạn trực tiếp điều khiển cũng vậy. Hai bên đấu súng với nhau như trong các phim hành động của Hollywood, không cách chi để quay trở lại lối chơi hành động lén lút được nữa, trừ khi bạn “đứng tank” tất cả kẻ thù và kết thúc trận chiến.
Trang chủ:
https://go88.blog