The Book of Unwritten Tales 2 mang đến một trải nghiệm phiêu lưu giải đố khá hấp dẫn với những lời thoại hóm hĩnh, có tính chọc cười cao khi “dìm hàng” khá nhiều nhân vật trong các câu chuyện cổ tính quen thuộc. Dù vậy, điểm cộng lớn nhất của trò chơi là sự hài hước cũng có thể mang đến cảm giác khá trái chiều. Những người đã từng trải nghiệm phần chơi trước sẽ cảm thấy thú vị, nhưng với những ai không may mắn chưa được trải nghiệm thì sẽ thấy khó hiểu và không cảm thấy buồn cười mỗi khi nhân vật đề cập đến những tình tiết trong phần chơi cũ.
Nếu từng trải nghiệm phần đầu của trò chơi thì phần tiếp theo là một tựa game rất đáng chú ý. Tuy nhiên đó lại là một câu chuyện khác với những ai chưa từng chơi The Book of Unwritten Tales. Đồ họa là yếu tố khiến tôi khá ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Trên phiên bản Nintendo Switch mà tôi trải nghiệm, hình ảnh vẫn khá sắc nét và chi tiết. Nhiều khung cảnh đẹp đến choáng ngộp hết sức ấn tượng. Trò chơi sử dụng những gam màu tươi sáng, mang đến cảm giác khá dễ chịu cho mắt khi phải trải nghiệm thời gian dài. Thậm chí, nếu đã từng chơi qua The Raven Remastered hay cũ hơn nữa là Black Mirror phiên bản reboot, bạn sẽ khá bất ngờ khi biết The Book of Unwritten Tales 2 có cùng nhà phát triển với hai tựa game nói trên.
Điều thú vị là trò chơi không vướng phải vấn đề gây bực mình của Raven Remastered hay Black Mirror reboot là thời gian chờ để tải dữ liệu khá lâu và thường xuyên. Điểm trừ là các nhân vật không thể hiện nhiều biểu cảm, nhưng may mắn là cũng không tạo những tình huống biểu cảm “khó đỡ” như Black Mirror. Yếu tố lồng tiếng cũng rất được nhà phát triển chú trọng. Các diễn viên lồng tiếng thật sự thổi được cái hồn cho nhân vật khiến tôi rất thích. Chưa kể, phần nhạc cũng được lựa chọn rất khéo và “phối ghép cực chuẩn”, tạo được cảm giác hào hứng trong trải nghiệm nhất là những phân đoạn hài hước mà các nhân vật trò chuyện với nhau.
Lối chơi của Book of Unwritten Tales 2 thiên về yếu tố kể chuyện và nội dung câu chuyện kể nhiều hơn. Có lẽ vì vậy mà độ khó của các câu đố chỉ ở mức tương đối, phần lớn đều không gây khó khăn cho người chơi và thường xoay quanh việc sử dụng một vật phẩm này với môi trường hoặc kết hợp hai vật phẩm với nhau. Với những ai “chuyên trị” thể loại này thì có thể bạn sẽ không hài lòng với độ khó của chúng. Tuy nhiên, có một số câu đố gây khó hiểu và cách giải quyết khiến tôi cảm thấy không thỏa mãn lắm, cảm giác nó hơi gượng ép và phi logic. Thế nhưng, chúng không đến mức phá hỏng toàn bộ trải nghiệm nên tôi không đặt nặng vấn đề này.
Xem thêm:
http://sieubai88.dou-jin.com/bai-online/conarium-console-game
Vấn đề lớn nhất của trò chơi nằm ở hai yếu tố: điều khiển và trải nghiệm quá tuyến tính. Cụ thể, các nhân vật thường xuyên di chuyển theo một tuyến đường cố định khi người chơi tương tác với bất kỳ vật phẩm hay NPC nào, mang cảm giác lề mề rất khó chịu. Điều khiến tôi cảm thấy phiền toái nhất là bạn không thể điều chỉnh tốc độ di chuyển của nhân vật cho nhanh hơn. Điểm bù trừ là trò chơi có một nút nhấn để hiện tất cả những thứ có thể tương tác được trong màn chơi, giúp bạn dễ tương tác những gì đã bỏ sót trong trải nghiệm hơn. Cách thiết lập nút bấm để tương tác cũng có cảm giác thiếu trực quan, thường xuyên khiến tôi bấm nhầm giữa nút “xem xét” và nút đóng hành trang.
Yếu tố giải đố quá tuyến tính lại là một câu chuyện khác. Về cơ bản, bạn phải thực hiện một tương tác nhất định, chẳng hạn như xem xét một vật phẩm hay yếu tố môi trường nào đó, hoặc đã hoàn thành một câu đố nào đó mới có thể kích hoạt được tình tiết mới của trò chơi xuất hiện. Đơn cử như ở đoạn đầu của trải nghiệm với nhân vật Ivo có một câu đố đòi hỏi bạn phải tìm đủ ba loại nước. Nếu chiếc bình của bạn có sẵn nước dư chưa đổ đi, người chơi sẽ không kích hoạt được tương tác với NPC để nhận thứ nước mà bạn cần để giải đố. Chỉ khi chiếc bình rỗng thì tương tác này mới xảy ra, khi đầy thì nhân vật không chịu tương tác với NPC. Cách thiết kế này không hay vì quá nguyên tắc một cách không cần thiết, nhất là khi đây là một tựa game phiêu lưu giải đố.
Trang chủ:
https://go88.blog