Ở góc độ trải nghiệm, Trine 2: Complete thật sự là một trong những tựa game giải đố co-op hấp dẫn nhất mà tôi từng chơi. Trò chơi được thiết kế màn chơi khá tốt với những câu đố có độ khó vừa phải, cộng với đồ họa đẹp và thời lượng chơi tương đối dài, đầy đủ những yếu tố cần thiết để mang đến một trải nghiệm giải đố hấp dẫn. Kỳ thực, dòng game giải đố trên thị trường không phải là ít, nhưng hỗ trợ co-op thì lại khá hiếm trên thị trường. Dù vẫn cung cấp khả năng chơi đơn, nhưng khó có thể phủ nhận series Trine thật sự đã lấp đầy khoảng trống nói trên với thiết kế đặc trưng của trò chơi hướng đến trải nghiệm giải đố co-op.
Một điểm đáng chú ý là môi trường màn chơi vẫn tạo cảm giác khá tối, thỉnh thoảng vẫn khiến tôi cảm thấy khó quan sát để tìm những giải pháp giải đố. Đơn cử như những tấm ván ở trên cao bằng gỗ dễ bị bỏ qua trong trải nghiệm, bỏ lỡ cơ hội săn đồ của nhân vật Zoya bằng grappling hook. Có thể đây là vấn đề với màn hình của Nintendo Switch do có không ít tựa game mà tôi trải nghiệm ở chế độ handheld đều gặp phải vấn đề này, phần chơi Trine Enchanted Edition trước đây cũng là một ví dụ điển hình. May mắn là trò chơi có phần chỉnh độ sáng bên cạnh độ sáng của riêng máy Nintendo Switch nên đó cũng không hẳn là vấn đề đáng quan tâm.
Xem thêm:
http://betpoker888.mangadou.net/top-bai/tokyo-school-life-switch
Tất nhiên, Trine 2: Complete Story cũng không phải hoàn hảo. Mặc dù đây có thể là vấn đề của cá nhân tôi nhưng nó vẫn khiến tôi cảm thấy hơi phiền một chút trong trải nghiệm và tốn không ít thời gian để quen dần. Đó chính là phần điều khiển mang cảm giác không trực quan. Cụ thể, khi điều khiển Amadeus sử dụng phép thuật để nâng và xoay một vật thể, tôi thường nhầm lẫn giữa thao tác của hai cần analog. Nhà phát triển thiết lập nút cò ZL/ZR nhấn giữ luôn để kích hoạt khả năng di chuyển vật thể. Người chơi sẽ sử dụng cần analog phải để di chuyển vật thể, trong khi cần analog trái thì xoay vật thể trong không gian 2D.
Mặc dù nghe có vẻ hợp lý nhưng trên thực tế tôi lại hay bị nhầm lẫn giữa hai cần analog này trong trải nghiệm. Tôi nghĩ sẽ hợp lý hơn nếu thiết kế cần analog trái để di chuyển vật thể và cần analog phải để xoay vật thể. Vì trong hầu hết các tựa game khác thì người chơi có xu hướng quen với cần analog trái để di chuyển và cần analog phải để xoay hướng hơn, nhưng Trine 2: Complete Story mang thiết lập nút bấm ngược lại, dễ gây nhầm lẫn.
Xem thêm:
http://betbai888.mangalog.com/danh-bai/tokyo-school-life-switch
Đáng tiếc là trò chơi lại không có tùy chọn nào cho phép thay đổi các nút bấm cho phù hợp với thói quen của người chơi và bạn buộc phải làm quen với thiết lập của nhà phát triển. Sau cuối, Trine 2: Complete Story mang đến một trải đi cảnh giải đố hấp dẫn và thú vị, nhất là khi bạn trải nghiệm co-op cùng với một hoặc hai người bạn khác. Trò chơi cũng có giá trị chơi lại ở mức tương đối, cho phép bạn chơi lại các màn chơi cũ sau khi hoàn thành toàn bộ trải nghiệm để khám phá các bình kinh nghiệm hay rương báu mà lần trước bạn bỏ lỡ.
Ngoài ra còn có các bí mật ẩn giấu, chẳng hạn như thu thập những bức tranh hay bài thơ. Tuy nhiên, ngoài các bình kinh nghiệm để mở khóa kỹ năng cho nhân vật thì các vật phẩm thu thập nói trên không có nhiều ý nghĩa trong trải nghiệm lắm. Điểm trừ lớn nhất của trò chơi có lẽ là trải nghiệm game không có nhiều khác biệt so với phần chơi trước. Dù vậy, nếu yêu thích phần chơi trước hoặc thể loại đi cảnh giải đố, đây chắc chắn là một tựa game mà bạn không nên bỏ qua.
Trang chủ:
https://go88.blog