Đồ họa voxel hay còn gọi là đồ họa khối, là kỹ thuật dựng hình khác với các mô hình đa giác (polygon) mà bạn vẫn thường thấy ở những tựa game 3D hiện nay. Thay vì tái dựng bề mặt của đối tượng đó, kỹ thuật này mô hình hóa các đối tượng 3D bằng các điểm lấy mẫu gọi là voxel. Lợi ích của nó là mang đến khả năng xử lý các đối tượng có độ chi tiết cao, cũng như các đối tượng khó định nghĩa vùng biên chẳng hạn như các đám mây. The Padre là một trong số những tựa game tận dụng công nghệ này để mang đến cảm giác retro khá đặc biệt đang dần mất đi trên thị trường game ngày nay.
The Padre đưa bạn nhập vai Sandro, một linh mục với nhiệm vụ tìm kiếm linh mục Benedictus bị mất tích. Lần theo những manh mối có được, nhưng vị linh mục đáng kính lại gặp phải một cơn bão giữa đường và phải tìm nơi trú ẩn ở một khu nhà bí ẩn. Điều gì đang chờ bạn ở đó có lẽ là điều mà bạn sẽ phải khám phá hoặc… không muốn biết
go88 rút tiền . Tuy vẫn trung thành với công thức đã tạo nên những series game kinh dị sinh tồn kinh điển của ngày xưa, nhưng tựa game này cũng có vài điểm nhấn khá thú vị đủ khiến bạn cảm thấy lạnh gáy nếu yếu tim.
Lối chơi của The Padre khiến tôi gợi nhớ đến series game kinh dị sinh tồn kinh điển của ngày xưa: Alone in the Dark. Ngay cả phong cách đồ họa voxel dạng khối lẫn cách tương tác của trò chơi cũng ít nhiều mang đến cảm giác quen thuộc của ngày xưa, nếu bạn từng một thời sợ cái cảm giác “một mình trong bóng tối” nói trên. Chưa kể, trò chơi có rất nhiều yếu tố gợi nhắc đến những tượng đài kinh điển như series Resident Evil, Legend of Zelda hay thậm chí Portal. Trò chơi khá trung thành với lối chơi kinh dị mang chút cảm giác sinh tồn quen thuộc, giống như sự kết hợp giữa Alone in the Dark và Resident Evil nhưng vẫn có những nét “duyên dáng” riêng.
Về cơ bản, yếu tố tương tác trong The Padre được vận hành giống như trải nghiệm một tựa game phiêu lưu point and click vậy. Điều thú vị là trò chơi thiết kế yếu tố tương tác khá thú vị và khác biệt cho trải nghiệm bằng chuột lẫn tay cầm. Trên PC, người chơi sẽ dùng chuột để tương tác như bình thường và bạn phải di chuột khắp nơi để tìm sự thay đổi của con trỏ chuột, thể hiện một vật phẩm có thể tương tác trong không gian màn chơi. Các thao tác di chuyển nhân vật hay sử dụng và kết hợp vật phẩm trong hành trang mang nhiều ý tưởng thiết kế quen thuộc từ các tựa game point and click, rất dễ làm quen.
Xem thêm:
https://linkhay.com/blog/208658/game-nurse-love-syndrome-nintendo-switch
Trong khi đó, người chơi console sẽ điều khiển nhân vật bằng cần analog trái. Thế nhưng, thay vì mô phỏng kiểu di chuột để tương tác và nhấn nút hiện các điểm tương tác như Trüberbrook, trò chơi lại thiết kế tương tác với thế giới game theo ngữ cảnh. Mỗi khi bạn tiếp cận gần với những gì có thể tương tác, các nút nhấn sẽ xuất hiện trên màn hình, nhấn vào nút nào sẽ là tương tác với vật phẩm đó. Thao tác kết hợp lại vật phẩm với nhau để tạo vũ khí hoặc những vật phẩm để cho mục đích giải đố cũng tương tự như phần lớn những tựa game phiêu lưu giải đố point and click khác trên thị trường.
Vấn đề ở chỗ, thiết kế màn chơi trong The Padre rất tối, khiến người chơi rất khó nhìn ra vật phẩm tương tác trong căn phòng là gì. Tôi không rõ đây có phải là vấn đề của riêng nền tảng Nintendo Switch không, nhưng ngay cả khi chỉnh gamma lên cao nhất ở chế độ chơi handheld thì không gian các căn phòng vẫn khá tối, rất khó định hình vật phẩm tương tác dù nhân vật có mang theo đèn dầu. Tôi thường phải phải trải nghiệm theo kiểu nút nhấn đại bất kỳ nút nhấn tương tác nào xuất hiện trên màn hình, đôi khi cảm thấy khá bực mình.
Trang chủ:
https://go88.mobi/