39 Days to Mars mang đến một trải nghiệm giải đố khá ấn tượng và mức độ thử thách cao. Bên cạnh yếu tố nghe nhìn kết hợp với nhau khá hoàn hảo, điều mà tôi thích nhất là lời dẫn truyện được kể nghe nhẹ nhàng nhưng lại không kém phần hóm hĩnh, đặc biệt là giọng lồng tiếng ấn tượng cho thấy một sự chăm chút khá kỹ lưỡng từ nhà phát triển. Mặt khác, việc sử dụng những bản nhạc piano trong trải nghiệm mang đến một cảm giác nhẹ nhàng trong trải nghiệm, cũng giống như lối kể chuyện của game vậy. Nếu yêu thích thể loại giải đố và không ngại thử thách thì đây chắc chắn là một cái tên mà bạn khó lòng bỏ lỡ trải nghiệm. Chưa kể khi được trải nghiệm co-op đúng như thiết kế của trò chơi chắc chắn sẽ còn vui hơn nhiều.
Thế nhưng, vấn đề rắc rối và cũng gây ức chế thật sự nhất là phần điều khiển tương tác của trò chơi. Do thiết kế của game dành cho trải nghiệm hai người, thế nên khi chơi một người thì bạn phải làm thay cho công việc của cả hai người
go88 đổi thưởng . Đó mới chính là khi thảm hỏa bắt đầu xảy ra. Trò chơi sử dụng lối tương tác bằng cách dùng cả hai cần analog thay cho bàn tay của hai nhân vật. Các thao tác cầm nắm một vật phẩm bất kỳ đều đòi hỏi bạn phải điều khiển cùng lúc cả hai cần analog cùng một lúc. Do vậy, chuyện nhầm lẫn “tay ải tay ai” trong quá trình trải nghiệm diễn ra như cơm bữa.
Đơn cử như ngay đầu trò chơi, có một câu đố yêu cầu bạn lấy một chiếc chìa khóa bằng cách điều khiển một thiết bị giống như móc câu. Nói đơn giản thì nó khá giống trò câu thú nhồi bông mà bạn vẫn thường thấy trong khu chơi game ở nhiều trung tâm thương mại lớn. Thế nhưng, nếu trò câu thú ngoài đời thật sử dụng những tấm kính tạo ảo giác để đánh lừa người chơi, thì 39 Days to Mars không có ảo giác nào cả. Chính việc loay hoay điều khiển móc câu bằng cả hai cần analog mới thật sự là thử thách. Trong đó, một cần analog điều khiển chiều di chuyển của móc câu theo phương ngang và cần analog còn lại thì điều khiển theo phương dọc.
Nghe thì rất đơn giản nhưng kỳ thực trong trải nghiệm, bạn sẽ lẫn lộn lung tung giữa hai phương điều khiển với nhau. Đau khổ hơn là nếu để đụng phải những chướng ngại vật trong màn chơi thì chìa khóa sẽ rơi xuống, khá là đau đầu. Đây không phải là câu đố gây hỗn loạn duy nhất mà người chơi gặp phải trong trải nghiệm. Về sau bạn sẽ còn gặp phần tương tác giải đố thậm chí còn hỗn loạn hơn thế nhiều. Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa là 39 Days to Mars kém hấp dẫn mà ngược lại là đằng khác. Bản thân tôi dù chỉ trải nghiệm solo nhưng đã cảm thấy hết sức hào hứng với nội dung hài hước và những câu đố “hại não” mà trò chơi mang đến.
Xem thêm:
http://sanhbai888.bangalog.com/bai-online/genesis-alpha-one
Hài hước cũng là một điểm cộng trong trải nghiệm 39 Days to Mars. Yếu tố này không chỉ mang đến cảm giác trải nghiệm vui vẻ, giảm bớt sự căng thẳng của những màn giải đố hóc búa, mà nó còn khiến người chơi tò mò muốn biết chuyện gì sẽ diễn ra tiếp theo. Tuy tình tiết không tới mức khó đoán nhưng nhìn các tình tiết diễn ra trong phần đồ họa “ngộ nghĩnh” của trò chơi, kết hợp với phần nội dung “đáng yêu” về một câu chuyện bịa như thật, bạn sẽ hiểu thế nào là cảm giác vừa khóc vừa cười. Khóc vì độ khó bất ngờ của những câu đố và cười khi bạn biết được lời giải của chúng.
Đồ họa vẽ tay cũng là một điểm đặc biệt của trò chơi, kết hợp hoàn hảo với chủ đề của trò chơi và yếu tố hài hước quen thuộc. Thế nhưng, tôi không hiểu lắm ý đồ của nhà phát triển khi sử dụng chủ yếu gam màu cam đất cho toàn bộ cảnh nền, nhưng nó mang cảm giác giống như những khung hình được vẽ trên những trang giấy rất cũ vậy. Trò chơi gây cho tôi ấn tượng khá đặc biệt với lối đồ họa vẽ tay 2D mang dấu ấn rất riêng, nhưng đó không phải là ấn tượng duy nhất. Các câu đố cũng là có phong cách vẽ khá độc đáo sử dụng hoàn hảo chỉ hai sắc đen và trắng, được thiết kế như một bản vẽ ý tưởng một sáng chế nào đó khá thú vị. Đây là điểm cộng rất lớn mà trò chơi mang đến.
Trang chủ:
https://go88mobi.link/