Crash Bandicoot: N. Sane Trilogy thật sự là một tựa game đáng chơi với những ai yêu thích thể loại đi cảnh 3D nói chung và fan của Crash nói riêng. Nhà phát triển đã làm rất tốt những gì mà người chơi mong đợi ở một tựa game remaster và mang đến một trải nghiệm mới mẻ với đồ họa tươi mới và một số nâng cấp đáng chú ý khác dành cho những người chơi kỳ cựu. Thú vị nhất là người chơi lần đầu tiên được điều khiển nhân vật Coco, cô em rất đáng yêu với mọi cơ chế gameplay giống hệt ông anh Crash, nhưng với các chuyển động hài hước hơn nhiều. Đáng tiếc là người chơi mới hoặc lần đầu trải nghiệm có thể gặp chút khó khăn khi trải nghiệm, nhưng với cơ chế gameplay đơn giản của bộ ba game Crash Bandicoot thì đây không thật sự là vấn đề gì to tát lắm.
Bản thân việc nâng cấp đồ họa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm của người chơi ở khía cạnh gameplay, giúp người chơi dễ thở hơn với những kẻ thù khó đọc vị trước đây do hạn chế phần cứng làm ảnh hưởng đến đồ họa khó nhìn. Bản remaster gần như đã khắc phục vấn đề thiết kế màn chơi thiếu sót trước đây dễ gây cảm giác bất công, tuy nhiên không phải cả ba tựa game này đều mang đến cảm giác trải nghiệm. Một điều cũng thú vị không kém chính là phần nhạc trong Crash Bandicoot N. Sane Trilogy cũng được nâng cấp tương xứng, với những âm thanh sôi động của tiếng trống và tiếng nhạc réo rắc mang âm hưởng khiến tôi gợi nhớ đến phim hoạt hình The Lion King trước đây. Ngay cả phần âm thanh cũng vậy, chẳng hạn như tiếng bước chân của Crash thay đổi tùy thuộc vào môi trường mà nhân vật di chuyển. Hay những âm thanh tiếng động môi trường đều khá chân thật và mang lại sự sống động cho màn chơi.
So với các phiên bản gốc thì cả ba game remaster trong Crash Bandicoot N. Sane Trilogy đều có bổ sung thêm checkpoint, giúp người chơi dễ thở hơn trước đây, còn các cơ chế gameplay chính và màn chơi vẫn giữ nguyên. Thế nhưng, không phải tất cả các màn chơi đều mang đến cảm giác trải nghiệm như nhau, trong đó đặc biệt là tựa game đầu tiên lại mang đến cảm giác khó cao hơn khá nhiều, dù cơ chế gameplay ít nhất. Nói ra thì khá buồn cười, nhưng nếu bạn muốn có một trải nghiệm với độ khó tăng dần thì tốt nhất là nên chơi theo thứ tự ngược lại, tức là phần ba trước rồi đến phần hai và cuối cùng hãy đụng tới phần một.
Nếu nhìn tổng thể thì phần chơi đầu tiên Crash Bandicoot có lẽ là điểm yếu nhất của trò chơi. Nhân vật Crash trong phần chơi này không những có rất ít kỹ năng riêng, nhưng sự hạn chế này lại dẫn đến những màn chơi kém hấp dẫn và phức tạp so với hai phần chơi còn lại. Chưa kể, khuyết điểm chết người của phần chơi này là cảm giác trải nghiệm mang nặng tính lặp lại. Dù vậy, Crash Bandicoot N. Sane Trilogy vẫn được bổ sung một số tính năng mới như yếu tố đếm thùng mà bạn đập được khá hài hước cuối mỗi màn chơi, và chế độ chơi Time Trials để thỏa mãn những người chơi kỳ cựu yêu thích thử thách. Nhưng dù nói thế nào đi nữa, thì tựa game này vẫn không thể có chất lượng tương đương với hai phần chơi còn lại của bộ ba game remaster trong Crash Bandicoot N. Sane Trilogy.
Về cơ bản, Crash Bandicoot N. Sane Trilogy được thiết kế có lẽ để hướng đến những ai đã từng chơi các phần game gốc ban đầu, do đó trò chơi không hề có hướng dẫn nào dành cho người chơi mới. Nhiều kỹ năng của nhân vật cũng không được giải thích, chẳng hạn như trượt sẽ giúp bạn nhảy xa và cao hơn một chút, và điều đó có thể gây nhiều khó khăn cho những ai không hề biết gì về các phần chơi gốc của những năm 90. Tuy nhiên, trò chơi có phần mẹo chơi game trong những cảnh loading là một điểm cộng. Phần chơi Cortex Strikes Back theo cảm nhận của cá nhân tôi là mang đến trải nghiệm cân bằng nhất giữa yếu tố bonus và độ khó trong yếu tố đi cảnh cốt lõi của trò chơi. Màn chơi của phần chơi này được thiết kế hợp lý, không tạo cảm giác nhà phát triển sử dụng chiêu trò không hay để làm khó người chơi như phần đầu.
Một điều cũng không thể không đề cập là Crash Bandicoot: N. Sane Trilogy được phát hành trên nhiều nền tảng nhưng chất lượng không đồng đều. Trong đó kém nhất là phiên bản Switch với độ phân giải tối đa chỉ 720 và lược bỏ nhiều hiệu ứng, chẳng hạn chuyển động bộ lông của Crash. Ngay cả khi bạn chơi trên Switch với tivi thì trò chơi cũng chỉ thực hiện công việc upscale lên độ phân giải 1080p và mang đến hình ảnh ít sắc nét hơn so với chế độ handheld của Switch. Chỉ có phiên bản Windows là mang đến chất lượng độ họa tốt nhất, cho phép độ phân giải cực cao và hỗ trợ tốc độ khung hình đến 60fps, trong khi các phiên bản dành cho console như PlayStation 4, Xbox One hay Switch đều chỉ dừng lại ở 30fps mà thôi.
Trang chủ:
https://go88.blog